25/04/2020 | 751
Kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề
Anh Nguyễn Trường, Giám đốc một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, cho biết từ khi dịch bùng phát, trường học phải ngừng khiến công ty anh cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Hơn 100 nhân viên nhưng giờ công ty chỉ duy trì số lượng ít để cầm chừng hoạt động, chờ hết dịch sẽ "làm lại". Cái khó trước mắt đó là phải xoay xở nguồn tiền để duy trì hoạt động cơ bản cho công ty và trả các khoản lãi của ngân hàng.
"Hiện tôi đang có khoản vay thế chấp hơn 2 tỉ đồng tại MSB nhưng do nguồn thu của công ty bị ảnh hưởng nên cũng gặp khó. Là khách hàng thân thiết với MSB hơn 6 năm nay, tôi đã gửi công văn lên ngân hàng mong được hỗ trợ giảm lãi vay hoặc cơ cấu lại nợ để vượt qua giai đoạn khó khăn này" - anh Nguyễn Trường chia sẻ.
Trong khi đó, anh Tân, Giám đốc 1 chuỗi cung ứng thiết bị công nghệ đang hoạt động tại HCM cũng cho biết: "Nguồn thu bị thiệt hại đáng kể khi các đơn hàng bị trì hoãn, tiền vốn thì âm vào chi phí ứng mua hàng phục vụ sản xuất, cộng thêm gánh nặng trách nhiệm với hơn 500 nhân viên khiến tài chính của chúng tôi gần như kiệt quệ. Covid-19 là một thách thức khó lường mà công ty đang phải đối mặt".
Tính từ thời điểm bùng dịch đến nay, doanh nghiệp đang là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cú sốc mang tên Covid-19; nhất là những doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành, du lịch, giáo dục, xuất nhập khẩu, nhà hàng khách sạn, trung tâm thương mại. Thu nhập giảm, phải cắt giảm lương nhân viên, cho nhân viên nghỉ luân phiên là thực tế diễn ra với nhiều doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp chia sẻ, những lúc khó khăn này, tiết kiệm được khoản nào sẽ bớt áp lực chi phí khoản đó, nhất là trong điều kiện phải giãn cách xã hội. Doanh nghiệp mong muốn nhận được hỗ trợ từ các ngân hàng để có thể giãn, hoãn tiến độ trả nợ để trả lương cho cán bộ nhân viên cũng như duy trì hoạt động chờ cơ hội bứt phá…
Giúp khách hàng bớt áp lực chi phí tài chính
Từ cuối năm 2019, đặc biệt từ tháng 3-2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động kịp thời điều chỉnh giảm ở mức giảm khá mạnh từ 0,5 - 1%/năm các mức lãi suất điều hành; ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19.
Thực tế, sau hơn hai tuần triển khai Thông tư 01/2020, nhiều ngân hàng bắt đầu đưa ra giải pháp cụ thể đến khách hàng như: cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, giảm lãi. Mục đích của các giải pháp này nhằm giúp doanh nghiệp đối phó với các ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh.
MSB là một trong những ngân hàng chủ động đồng hành cùng chủ trương của Chính phủ và NHNN. Hiện MSB cũng đang triển khai việc kiểm tra, rà soát và đánh giá tình hình kinh doanh của từng khách hàng để đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Một số khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh sẽ được xem xét ân hạn nợ, miễn/giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới/tái cấp hạn mức để ổn định sản xuất kinh doanh, theo đúng các quy định của Thông tư 01. Mức giảm tùy thuộc mức độ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng không cần băn khoăn về phí, không tốn thời gian chờ đợi khi giao dịch qua MSB và đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking). Khách hàng sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt như miễn 100% phí chuyển tiền nội bộ hoặc liên ngân hàng; miễn phí giao dịch nộp thuế điện tử nội địa tổng cục thuế và hải quan 24/7….
Các doanh nghiệp lần đầu thanh toán quốc tế qua MSB còn nhận ưu đãi từ chương trình "0 đồng phí lần đầu - hai quý giảm sâu". Cụ thể MSB đang áp dụng miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho giao dịch đầu tiên; giảm 50% phí chuyển tiền quốc tế cho các giao dịch tiếp theo trong tháng đầu tiên và giảm 30% phí chuyển tiền quốc tế trong thời gian hiệu lực còn lại của chương trình.
Với những giải pháp nhanh chóng, kịp thời của mình, MSB nói riêng và các ngân hàng nói chung đang nỗ lực chung tay cùng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức của đại dịch.
nguồn: Cafef
Bình luận