(028) 37.206.932

info@teccogroup.vn

Nợ xấu tăng, ngân hàng rốt ráo nâng dự phòng

Trang chủ»Kinh tế - Thị trường

Nợ xấu tăng, ngân hàng rốt ráo nâng dự phòng

25/04/2020 | 745

Nhiều ngân hàng ghi nhận nợ xấu quý I tăng, Kienlongbank tăng 5,7 lần. Các ngân hàng tiếp tục nâng trích lập dự phòng cho vay, tăng tỷ lệ bao nợ xấu, chuẩn bị cho ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến dư nợ trong thời gian tới.

 

Quý I, tại nhiều ngân hàng, nợ nhóm 3, 4, 5 tăng, đẩy tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với đầu năm. Kienlongbank là ngân hàng thay đổi nợ xấu “chóng mặt” nhất khi giá trị tăng 5,7 lần lên 2.293 tỷ đồng, kéo theo tỷ trọng trong dư nợ từ 1% lên 6,62%. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng từ 238 tỷ đồng lên 2.126 tỷ đồng, chiếm 93% giá trị nợ xấu. Theo thuyết minh của ngân hàng, nợ nhóm 5 tại ngày 31/3 gồm 1.895,7 tỷ đồng dư nợ các khoản cho vay một nhóm khách hàng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu của một ngân hàng khác.

Vừa qua, Kienlongbank đã chào bán 2 lần hơn 176,3 triệu cổ phiếu của Sacombank (HoSE: STB), tương đương 9,3% vốn. Sau khi không thành công trong lần đầu, Kienlongbank đã giảm giá khởi điểm 10% xuống 21.600 đồng/cp STB.Nợ xấu của ngân hàng trong quý I. Đơn vị: tỷ đồng, %.

TPBank cũng là ngân hàng có nợ xấu tăng 53% lên 1.884 tỷ đồng, thay đổi chủ yếu tại nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 61% lên 771 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nâng từ 1,28% lên 1,87%. Vietcombank cũng ghi nhận giá trị nợ xấu tăng 7% lên 6.191 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu nâng từ 0,79% lên 0,82%.Năm 2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng này giảm 70% cũng bởi liên quan đến lượng cổ phiếu trên, do phải hạch toán giảm các khoản lãi phải thu đã ghi nhận trong các năm trước theo phương án xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt đối với các khoản cho vay của khách hàng có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Sacombank.

Ở chiều ngược lại, 2 ngân hàng ghi nhận giảm tỷ lệ nợ xấu so với đầu năm. VPBank giảm 0,28 điểm phần trăm từ 3,42% xuống 3,14%, trong khi LienVietPostBank giảm từ 1,44% xuống 1,4%.

Tăng dự phòng

Song song với diễn biến nợ xấu tăng, các ngân hàng cũng nâng trích lập dự phòng cho các khoản vay. Trong đó, Vietcombank "tích cực" nhất, tăng dự phòng rủi ro dư nợ thêm 40%, ở quanh mức 14.548 tỷ đồng. Tỷ lệ bao nợ xấu lên tới 235%, từ mức 180% đầu năm.

Kienlongbank cũng nâng dự phòng lên 364 tỷ đồng, tại thời điểm cuối quý III, tăng 23% so với đầu năm. Dù vậy, tỷ lệ bao nợ xấu 16%, thấp hơn nhiều so với mức 87% đầu năm. TPBank cũng nâng dự phòng lên 1.432 tỷ đồng, tăng 19%. Tuy nhiên, tỷ lệ bao nợ xấu giảm từ 97% xuống 76%.

Tỷ lệ bao nợ xấu tại các ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %

Thời gian qua, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, các ngân hàng đã tung nhiều gói tín dụng ưu đãi lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng và doanh nghiệp, theo chỉ thị của NHNN. Tuy nhiên, việc cho vay này tiềm ẩn rủi ro với cả khoản vay mới và cũ với các nhóm ngành bị ảnh hưởng.

Theo đánh giá của NHNN, đến nay dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống. Trong trường hợp dịch được kiểm soát trong quý I, tỷ lệ nợ xấu (nội bảng, đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ) sẽ ở mức 2,9-3,2% đến cuối quý II và từ 2,6-3,0% đến cuối năm 2020.

Trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn và được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ này sẽ ở mức gần 4% vào cuối quý II và 3,7% cuối năm 2020 và còn có thể cao hơn, dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD và khả năng phục hồi của các TCTD yếu kém. Việc nâng trích lập dự phòng của các ngân hàng trong quý I là một trong những bước chuẩn bị cho việc nợ xấu tăng trong thời gian tới.

nguồn: cafef

Bình luận